Hiệu ứng tích luỹ tiêu cực

Mình tạm gọi hiệu ứng này là hiệu ứng khi mà những nhận thức/cảm xúc tiêu cực của con người tích tụ qua thời gian, ban đầu thi không có gì nghiêm trọng nhưng dần dà sẽ có ảnh hưởng tiêu cực.
---
Ví dụ thứ nhất là về tính nói dối của con người. Nếu lần đầu nói dối không sao, lần thứ hai nói dối thấy còn có lợi hơn nói thật, thì người đó sẽ dần quen với việc dối trá và mặc định nghĩ rằng nhiều lúc cần phải dối trá để mang lại lợi ích tốt hơn. Nhưng rõ ràng điều đó không tốt nếu xét về lợi ích chung tập thể, và càng không tốt đối với người nói dối khi lời nói dối bị phát hiện, hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng...
--
Ví dụ thứ hai là về lần mình bị tính lãi tín dụng gần đây.
Ngân hàng thật quá cao tay móc túi người tiêu dùng với cách tính tín dụng này.
Theo quy định thì người xài có thể vay nợ tín dụng tới 45 ngày (số ngày tuỳ ngân hàng); nhưng khi tiếp thị thì nhân viên không tư vấn rõ số ngày đó được tính như thế nào. Và đặc biệt họ không nói cách tính lãi suất cao khủng khiếp như thế nào.
Quay trở lại với hiện tượng tích luỹ tiêu cực, các tích luỹ ở đây là sự chủ quan của người xài thẻ. Vì về cơ bản người xài thẻ ban đầu sẽ xài ít tiền, tới ngày đến hạn thì sẽ thanh toán đủ, không có chuyện gì xảy ra. Nhiều tháng làm như vậy sẽ hình thành trong đầu người tiêu dùng rằng mình có một khoản vay không lãi đến cả tháng. Thêm vào đó, thẻ tín dụng luôn có nhiều khuyến mãi để khuyến khích tiêu dùng. Thế là dần dần người xài thẻ sẽ mạnh tay tiêu dùng nhiều món đắt tiền hơn, với suy nghĩ tiền trong thẻ từ từ trả cũng được. Người tiêu dùng nghĩ chỉ cần trả khoản tối thiểu là có thể tiếp tục vay nợ.
Và đây là mấu chốt vấn đề, khoản thanh toán tối thiểu và ngày đáo hạn là hai khái niệm cốt lõi giúp để gài bẫy người tiêu dùng. Theo luật của ngân hàng, thì sau ngày này, nếu không thanh toán đủ, thì ngân hàng sẽ tính lãi một cách tính rất khủng khiếp, lãi suất cao. Nhưng 2 khái niệm TTTT và ngày đáo hạn làm cho người tiêu dùng cứ có cảm giác chỉ cần trả một khoản nhỏ là đã đủ rồi, mà không hề hay biết ngân hàng đã im lặng tính lãi từng ngày từ tiền của bạn. Đến khi nhận sau kê tháng kế tiếp thì người dùng mới tá hoả vì ở đâu một khoản lãi suất khổng lồ mà họ phải trả... Tình hình sẽ càng tệ nếu bạn không có tiền để trả hết khoản nợ, vì nợ mới đè nợ cũ, lãi mẹ đẻ lãi con rồi thì bạn trở thành con nợ gồng lưng làm kiếm tiền cho ngân hàng.
Đó cũng là cách kiếm tiền trắng trợn của nhiều ngân hàng hiện nay.

Cái tính luỹ tiêu cực ở ví dụ hai này là tính chủ quan của người dùng khi được cho vay từ ngân hàng, tăng dần mức nợ tới một mức mà không thể thanh toán trong tháng, xong thì ngân hàng sẽ dựa vào đó để tính lãi.
---

Có lẽ hôm nào đó mình sẽ tiếp tục bàn về chủ đề chính: "hiệu ứng tính luỹ tiêu cực"

(...)

---V---
---V---

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[sapui5] Best Practice in sapui5 development

Implement Search field with case-INSENSITIVE by SAP UI5

[sapui5][abap] Use Eclipse to push code to ABAP repository (temporary)