Phân loại rác: Tải chế thực phẩm thừa



Thời gian gần đây nổi lên vấn đề ở đồng bằng song Cửu Long, thay đổi khí hậu gây hạn hán. Mình thiết nghĩ cần hành động để đóng góp gì đó cho xã hội.

ĐB SCL chắc chắn không còn lượng phù sa dồi dào như trước đây khi thủy điện đầu nguồn mọc lên như nấm. Như vậy để bù đắp lượng phù sa đó, chắc chắn đất nông nghiệp cần phải dùng phân. Vậy phần ở đâu ra:
- Phân hữu cơ tái chế tại ruộng lúa.
- Phân hóa học (ko nên xài nhiều).
- Phân tái chế từ thực phẩm thừa.

Hiện tại ở VN vẫn chưa có hệ thống phân loại rác rõ ràng; gặp tính người Việt lại hay nấu ăn thừa, như vậy mỗi ngày lượng rác sinh hoạt khổng lồ đó bị phí phạm, lại trở thành rác gây bốc mùi ghê gớm.
Thật tuyệt vời nếu ta có thể tái chế lượng rác đó để dùng làm phân nông nghiệp!
 
Thật ra đã có triển khai nhưng lại thất bại do chính công ty Việt:

Thật là quá đáng sầu cho doanh nghiệp Việt; đã nhận nguồn vốn từ người ta vậy mà cũng làm không xong. Thật không còn lời nào để nói. Ngành rác là ngành nhàn nhã, ít cạnh tranh; đâu có áp lực tài chính nhiều đâu mà phải tiết kiệm chi phí một cách “vô lí” như vậy!?

Nhật đã phát triển như vậy, giúp đỡ VN nhưng thất bại như trên:

Đọc document về cách phân loại rác ở Nauy:

Mới thấy người ta phân loại đồ thủy tinh và sắt; nhựa và giấy riêng. 
Bỗng nhớ nhớ, thấy quen quen. Đọc thêm một hồi mới thấy mình cũng đã làm tượng tự…
A… Trước giờ vẫn lưu lại sách giấy cũ, chai lọ như vậy để bán đồng nát…

Chẳng phải trước giờ dân ta đã rất tiết kiệm và phân loại rác cụ thể rồi đó sao; luôn biết tận dụng đồ cũ và khai thác tiềm năng của rác. Vậy mà mình cứ nghĩ dân mình lãng phí, thiếu ý thức này nọ. Nhưng vấn đề là ở chỗ khi tái chế ở quy mô lớn, để tái chế ở mức tối đa thì ta vẫn chưa làm được. Cần lắm những doanh nghiệp và nhà quản lí có tầm nhìn và có tâm.

---V---

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[sapui5] Best Practice in sapui5 development

Implement Search field with case-INSENSITIVE by SAP UI5

[sapui5][abap] Use Eclipse to push code to ABAP repository (temporary)