Thiết kế website theo module: Không biết HTML vẫn tạo website tốt

Hôm nay phát hiện được một công cụ hỗ trợ website khá hiệu quả:
sumome.com
Nên mình nảy sinh ý tưởng tổng hợp một số kĩ thuật hiện nay (mà mình biết và thấy hay), giúp những người không biết về HTML hay các ngôn ngữ tạo web vẫn có thể tạo cho mình một trang blog/website đẹp lung linh và đẩy đủ các tính năng.


1/ Tạo website/Blog

Hiện tại đã có rất nhiều dịch vụ giúp người dùng cuối (không có kiến thức về kĩ thuật) có thể tạo cho mình một trang web, hay một blog.
Ở đây mình định nghĩa nôm na:
- Trang web (website) là trang chứa nội dung tĩnh là chủ yếu; thường được tổ chức theo định dạng master-child,  gồm nhiều tab hoặc trang con (sub page) để tiện quản lí và cung cấp thông tin. Thông tin trên website thường cố định, formal (thông tin chính thống công ty), ít mang tính cá nhân.
- Blog: ngay từ cái tên đã thể hiện, là tập hợp các bài viết thể hiện quan điểm cá nhân; có tính tương tác cao (người đọc có thể bình luận). Thường được tổ chức dạng một danh sách (list) chứa các bài viết của tác giả. Có mang tính cá nhân hóa rất cao.

Tùy thuộc vào nội dung muốn thể hiện trên website mà chúng ta chọn loại hình và nhà cung cấp phù hợp:

a) Tạo website:

Những trang web tạo website phổ biến
Google search thì có bạn có thể tìm được các trang cung cấp dịch vụ tạo website phổ biến như:
- Weebly
- Webs
- GoDaddy
...

Tùy mỗi trang mà sẽ cung cấp những gói dịch vụ khác nhau, có trang chỉ cho bạn công cụ để tự trang web, có trang cung cấp từ A đến Z dịch vụ để bạn có website như ý với tên miền và các dịch vụ kèm theo (như email, quảng cáo, thương mại điện tử (e-comerce), tối ưu hóa tìm kiếm (SEO), ...).

Mình từng dùng tính năng tự tạo website từ Weebly và Webs (1 năm trước), các trang này sẽ cung cấp bạn các mẫu sẵn có (layout) cho website của bạn; sau đó bạn sẽ tùy chỉnh website của mình bằng cách thay đổi các bộ phận (module) của trang. Ví dụ như đoạn chữ viết sẽ là một module, các hình ảnh là một module, đoạn video, khung nhập thông tin là module khác. Việc phân chia thành các module như vậy sẽ giúp dễ dàng quản lí và thiết kế cho người dùng.
Vì vốn xuất thân IT nên cũng dễ sử dụng bộ công cụ này. Nói chung những website này cung cấp bộ công cụ khá mạnh và dễ sử dụng. Nếu có tư duy logic tốt thì bạn hoàn toàn có thể tạo trang web cho mình mà không cần biết đến ngôn ngữ lập trình web nào cả.

b) Tạo blog:

Mình viết bài này cũng dùng trang tạo blog, vì nhìn chung blog là công cụ dễ tiếp cận với đại đa số mọi người. Chỉ cần biết dùng máy tính, biết cách bố cục văn bản là bạn đã có thể tạo trang blog cho mình. Tạo một website dù sao vẫn phức tạp và đòi hỏi biết nhiều kiến thức kĩ thuật hơn.

Các dịch vụ cung cấp viết blog phổ biến hiện nay:
- Google:
+ mình đang dùng vì dễ bắt đầu, phổ biến và có công cụ quản lí tốt
+ Điểm yếu là giao diện có vẻ nhàm chán, không đẹp.
- Wordpress:
+ Mình có xài thử thì thấy giao diện, font chữ khá đẹp; lướt qua các trang tìm việc làm thì nhu cầu cho người có skill wordpress khá nhiều; wordpress có vẻ được sử dụng rất nhiều cho việc dựng website và tạo blog.
+ Tuy nhiên mình thấy công cụ quản lí chưa mạnh bằng google. Giao diện người dùng (UI) tuy đẹp nhưng khi cần viết nâng cao (chèn video, link, thay đổi hình ảnh...) thì google blogspot tiện hơn. Với một cái nữa là mạng công ty mình khó vào wordpress, nên bất tiện cho mình.
- Medium: Một trang mới thịnh hành; tập trung giao diện đơn giản (như rất đẹp), giúp người đọc tập trung vào nội dung bài viết nhiều hơn. Nhưng khi mình viết thử thì có vẻ chưa có nhiều tính năng lắm, chủ yếu là hiện thị chữ (text) và hình ảnh (image) là chủ yếu.
Yahoo blog: một quá khứ huy hoàng như giờ đã hết. (thêm vào đây cho chút hoài niệm _ _")
...

Chọn nhà cung cấp nào thì là tùy cơ duyên với mình. Vì khi mình tìm hiểu về blog thì thấy có google là phổ biến (khi đó tìm kiếm bằng google nên ra trang blogger đầu tiên). Sau này tìm hiểu thì những trang khác cũng có cái hay riêng.
Nói chung xài thử một thời gian, tìm hiểu ưu & nhược điểm của từng nhà cung cấp để tìm dịch vụ phù hợp với mình.

2/  Các công cụ quản lí website/blog

OK, giờ chuyển qua phần quản lí blog. Có lẽ mình viết hơi nhiều ở phần 1/ Tạo website nên phần này có lẽ các bạn đã hơi rối.
Website dựng lên đầu tiên là để cung cấp thông tin. Sau này với sự phát triển công nghệ, các doanh nghiệp không đơn giản là cung cấp thông tin liên lạc tới người dùng, mà họ còn muốn có được nhiều thông tin hơn từ người dùng để có định hướng kinh doanh tốt hơn. Cho nên mình trình bày dưới đây một số thông tin mà người quản lí nội dung website/blog quan tâm:
(ở đây mình tập trung vào nội dung, không đề cập tới quản lí kĩ thuật là công việc của IT)
- Độ thu hút: Lượng người tuy cập
- Đối tượng truy cập: độ tuổi, giới tính, vị trí địa lí, trình duyệt/thiết bị truy cập...
(thông tin cá nhân của người truy cập)
Đây là những thông tin được thu thập nhiều nhất và cũng là giá trị thông tin cốt lõi (business intelligence) mà website cần thu thập. Dựa vào thông tin trên mà bạn có thể biết khách hàng tìm năng của mình để khai thác tốt hơn.
- Nội dung truy cập: bài viết được truy cập nhiều, nội dung được quan tâm (highlight), nội dung được chia sẻ.
(phần mềm muốn thu thập được hết thì cần dùng một số tool mình trình bày ở phần 3)
Phần này giúp bạn biết nội dung nào thu hút được sự chú ý của độc giả để có thể định hướng các bài viết sắp tới hấp dẫn hơn.

Website thì mình chỉ tạo một số trang và chưa sử dụng nên chưa đánh giá được quá trình quản lí như thế nào.
Quản lí Blog thì mình cũng đã có trình bày một ít ở phần trước. Mình viết blog trên google là chủ yếu, một phần vì google hiện tại có trình quản lí rất mạnh (tuy giao diện vẫn rất lạc hậu), vì hiện nay google vốn hùng bá với google ads (quảng cáo) và phân tích (google analytics). Rất nhiều thông tin quản lí mình để cập ở trên có thể quản lí bằng google blogger. Ngoài ra google còn có thể tuy chỉnh định dạng blog khá dễ dàng (nhưng không đẹp lắm). Các trang khác thì giao diện đẹp hơn, trực quan hơn google nhưng về mặc quản lí thì mình thấy không mạnh bằng.

Tuy nhiên có một số thông tin (như nội dung người đọc quan tâm nhiều,...) thì google chưa cung cấp cho người chủ blog, và tính năng chia sẻ (share) của blogger cũng khá yếu, nên nếu mình nâng cấp thêm cho blog/website của mình thì các bạn có thể tham khảo các ứng dụng bên thứ ba ở mục bên dưới.

3/ Các công cụ bổ sung cho website

Đây là mục cuối nhưng lại là mục thú vị nhất khiến mình viết bài này.
Với hai phần trước, bạn đã có thể tạo cho mình một trang web hay blog với các chức năng quản lí cơ bản. Nhưng có một số tính năng vẫn bị thiếu, hay bạn muốn quản lí thật chi tiết hơn. Và đặc biệt nếu bạn muốn kinh doanh dựa trên website của mình, thì việc dùng các add on bên ngoài là không thể thiếu.

Câu chuyện:
Hôm nay trong lúc tìm thông tin về một số công ty IT trên mạng, mình vào một website và thấy nó có chức năng chia sẻ nội dung tương tự trang medium (bôi đen chọn nội dung, thì một khung chia sẻ sẽ hiện lên để có thể chia sẻ qua facebook hay twitter). Mình ấn tượng vì tưởng chỉ những trang blog như medium mới dùng tính năng này.
Sau đó để ý góc trên bên phải thì có dòng chữ "Powered by SumoMe", click vào thì mở ra trang web mình giới thiệu đầu bài.

Về tổng quan thì SumoMe là một nhà cung cấp add-on để bổ sung các tính năng hiệu quả và thú vị cho trang web của bạn. Một số tính năng mà mình đã dùng blog của mình như:
- Slide bar Sharing: một thanh chạy dọc theo bài viết, có các biểu tượng (icon) để share bài viết lên các trang mạng xã hội phổ biến hay email.
- Scroll Box: hộp thoại hiển thị khi người đọc đọc xong email, giúp thu thập thông tin liên lạc (email,..) của độc giả.
- Highlight: tính năng đã nói ở phần kể chuyển, giúp người đọc nhanh chóng chia sẻ một đoạn nội dung trong bài lên mạng xã hội.
- Heat Maps: công cụ giúp lưu vết những nơi người đọc click chuột, hay bôi đen chọn nhiều (giúp biết được những từ khóa người đọc quan tâm, hay cách đọc của đọc giả)
- Sharing Image: khi đưa chuột vào hình ảnh trong bài thì pop up hiện lên, người đọc có thể share riêng hình ảnh đó.

Sau đây là hình ảnh minh họa:
Khi chưa có add on:


Khi đã có add on:

Các bạn có thể thấy show khi sử dụng thêm ứng dụng add-on từ SumoMe, thì trang web có một số tính năng như hình bên dưới: Highlight, Sharing bar ở bên trái, Heat maps ở bên phải (cùng với thanh công cụ cho chủ blog).
Nếu các bạn thật sự muốn đầu tư cho web site thì những tính năng trên thật sự đáng giá. Ngoài ra một số tính năng hấp dẫn khác, với nhiều ứng dụng hơn, đặc biệt là với phiên bản tốn phí.
Đáng tiếc, như ta vẫn thường quen miệng: Không có bữa ăn trưa miễn phí nào cả. Nếu dùng bản miễn phí (free), thì sau mỗi bài viết của bạn, SumoMe sẽ chèn vào các bài viết để lấy tiền từ quảng cáo. Và hiện tại mình không thích tính năng tí nào vì các trang được đề xuất có vẻ mang nội dung câu view, "nhạy cảm", không hề thích hợp với blog của mình. Cho nên các bạn nên cân nhắc trước khi dùng ứng dụng trên.

Kết:

Vậy là chúng ta đã đi qua tương đối chi tiết về quá trình tạo một website hiện nay (2016). Bài này chưa đủ để bạn có thể tạo ngay một website hay blog, mà bạn cần những bài hướng dẫn chi tiết hơn. Đừng lo lắng, những bài như vậy bạn có thể tìm thấy ở những trang cung cấp dịch vụ như Sumo hay weebly. Họ có giao diện rất thân thiện nên bạn có thể tìm thấy nội dung mình mong muốn trong thời gian ngắn. (miễn là bạn biết tiếng Anh khá và đã quen việc dùng internet)

Chốt lại thì Webiste hay blog chỉ là công cụ, nội dung trên đó mới là yếu tố quan trọng khiến người dùng biết đến bạn.
Hi vọng bài viết giúp ích được nhiều bạn và kiến thức trên không bị lỗi thời quá sớm.

---V---


Nhận xét

  1. Wow thật sự công nghệ phát triển tính bằng giây. Mình mới đăng bài này hôm qua nhưng có lẽ một số thông tin đã lạc hậu rồi:
    1. Google đã có nhiều mẫu mới đẹp và hiện đại hơn nhiều, giống như mẫu mà mình đang áp dụng cho blog này. (các bạn có thể tháy thiết kể "phẳng" và "Hiện đại" hơn nhiều so với thiết kế truyền thống ở trong screenshot trong bài).
    2. Wordpress hiện nay cũng là một trang rất nổi bật và có vẻ đã lấn lướt nhiều google blogger trong việc thu hút blogger:
    https://techmaster.vn/posts/33931/wordpress-co-gi-hap-dan

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao lại chụp ảnh theo bố cục 1/3 ?

[sapui5] Best Practice in sapui5 development

Implement Search field with case-INSENSITIVE by SAP UI5