"Hành trình về Phương Đông" - Blaird T. Spalding - (Nguyên Phong dịch)

Đây là cuốn sách lôi cuốn mình trong mấy ngày qua. Thói quen mình là dành 15-30 phút trước khi đi ngủ để đọc sách; nhưng với cuốn này đã mở ra đọc thì đọc liên tù tì cả giờ sau mới đi ngủ, mà còn luyến tiếc. Cuốn sách như bìa sách bên phải mình đọc thì mình nghĩ là bản rút gọn, vì khá nhỏ gọn so với một bản lớn mà mình nghe bạn mình nói trước đây, nhưng nhìn chung cũng khá đầy đủ và khá hay với người mới bắt đầu.

Ý mình bắt đầu ở đây là bắt đầu tìm hiểu về "khoa học tâm linh". Mình đến với cuốn sách này vì nó đã quá nổi tiếng chứ không rõ chi tiết nội dung của nó là gì. Chủ đề tâm linh là chủ đề mình chưa muốn tập trung tìm hiểu lúc này. Nhưng có lẽ duyên số  đã mang mình tới cuốn sách "thay đổi tư duy" này.
Trước khi đến với "hành trình về phương đông", mình là một dân duy vật biến chứng điển hình, xuất thân từ nền giáo dục phổ thông Việt Nam và sau 4 năm ở trường Đại học khoa học tự nhiên. Mình luôn lấy phương pháp luận biến chứng để xem xét và giải quyết mọi sự việc trong cuộc sống, và từng không tin và những chuyện tâm linh hay những sự việc mà khoa học vẫn chưa giải thích được. Tuy nhiên sau khi đọc cuốn sách này thì về cơ bản mình đã có thay đổi trong nhận thức, rằng cần phải suy xét vấn đề không thể bằng suy luận duy vật mà suy luận duy tâm cũng là một hướng đi đáng xem xét.

Thật ra cuốn sách này không phải là tất cả nguyên nhân khiến mình dần tinh vào thế giới quan duy tâm, mà trước đó mình đã tìm hiểu cũng khá nhiều thông qua Internet và sách báo. Mình đã không còn tin nhiều vào khoa học như trước đây sau khi nhận ra giới truyền thông, báo chí, ngày cả sách vở và giáo dục đều có thể bị xuyên tạc, chi phối với giai cấp cầm quyền ("cầm quyền" ở đây là những người thực sự có quyền lực chứ không phải chỉ là bù nhìn chính trị nhé (thuyết âm mưu)). Và thật sự có nhiều việc khoa học không giải thích cặn kẽ được. Quang trọng hơn, nền chủ nghĩa duy vật từ thế giới phương Tây có vẻ không thât sự mang lại hạnh phúc chân chính cho con người. Với tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng, các tệ nạn man rợ (giết người hàng loạt, khủng bố, hội chứng tâm lí...) ngày càng gia tăng ở càng nước phương Tây thì rõ ràng họ hoàn toàn không được bình an về tâm hồn. Đây cũng là lí do mà các bậc đạo sĩ chân chính trong cuốn sách đã phân tích để các giáo sư trong nhóm nghiên cứu từ Oxford nhận ra con đường tâm linh mang tên "hành trình về phương Đông".

Tâm linh và tôn giáo là chủ đề chính của cuốn sách. Điểm đặc biệt của cuốn sách này đó là tác giả là một nhà khoa học duy vật, lại viết về một chủ đề hoàn toàn duy tâm là tâm linh. Vì lẽ đó, khi mình đọc vào thì thấy rất hợp lí và say mê cuốn sách, khi tác giả cùng với mình đều có cùng thế giới quan duy vật khi tiếp xúc với chủ đề duy tâm này. Chỉ khác là giáo sư Spalding (tác giả sách gốc) thì có dịp tiếp xúc còn mình thì chỉ biết qua ghi chép của ông. Nhưng như vậy cũng được rồi vì như vậy giúp mình tiếp xúc tư tưởng anh minh sớm hơn để có những quyết định đúng đắn trong cuộc đời hơn.

Cuộc sách là cuộc phiêu lưu của đoàn khảo sát qua những miền hẻo lánh của Ấn Độ để tìm hiểu về nền văn hoá huyền bí của phương Đông. Thông qua những giải thích cặn kẽ đầy logic những trên suy luận khoa học của những nhà hiền triết Ấn Độ, thế giới tâm linh đã dần hiện rõ và khác nhiều so với thế giới tâm linh của nhiều người lầm tưởng. Chi tiết như thế nào xin dành cho các bạn tìm hiểu khi đọc cuốn sách. Mình chỉ xin chia sẻ cảm nhận của mình sau khi đọc. Đó là cuốn sách đã đưa ra những chỉ dẫn để mình xem xét lại những quyết định quan trọng của cuộc đời mình, những suy nghĩ của mình như thế nào là hạnh phúc. Thật ra chúng ta đều có thể đạt được hạnh phúc nếu như chúng ta biết cách hiểu thấu bản thân của mình, thông qua thiền định. Nhưng cách này hoàn toàn không dễ (chỉ những bậc chân sư mới có thể làm được thông qua cuộc sống tu hành khổ hạnh), cho nên thế gian vẫn còn nhiều đau khổ và sầu bi vì vẫn bị những cám dỗ vật chất lôi kéo vào một vòng xoáy tranh đua không có điểm dừng, để khi gần đất xa trời mới tức tưởi nhận ra tất cả chỉ là phù du ảo mộng. Vật chất là cái thiết yếu để có hạnh phúc, nhưng nó cũng chỉ là quỷ dữ cướp đi hạnh phúc nếu con người để lòng tham vật chất chi phối. Học cách buôn bỏ, an nhiên với vật chất xung quanh là cách hữu hiệu để mọi người tìm thấy hạnh phúc chân chính trong chính tâm hồn mỗi người, không phải đi đâu xa.

Bản thân mình vẫn chưa làm được điều đó vì vẫn còn nhiều ham muốn vật chất và sân si với đời. Một cuốn sách như vậy cũng chưa đủ để chuyển biến mình hoàn toàn thành người duy tâm. Tuy nhiên nó đã chỉ cho mình thấy ích lợi của việc tĩnh tâm và tìm thấy bình an trong tâm hồn.
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
Có nhiều người (trong đó có mình) sẽ thắc mắc nếu không tình cực làm việc kiếm tiền, thì làm sao mua nhà, mua xe, nuôi con ăn học... Làm sao tự thoả mãn với giới hạn vận chất ít ỏi mình đang có được? Thật sự thì mình cũng chưa giải quyết thấu đáo được câu hỏi trên, mà cần phải học hỏi cũng như rèn luyện nhiều hơn để học cách thấu hiểu bản thân và tìm kiếm hạnh phúc.
Vật chất là phương tiện chứ không phải đích đến của đời người, mà đích đến nên là hạnh phúc trong tâm hồn.
"Một đời làm việc chăm chỉ, tích góp nhiều của cải, con cháu đuề huề thì khi chết cũng không mang theo được". Mình sẽ lấy câu này để răn dạy bản thân mỗi khi đặt giới hạn khi nào là ĐỦ. Theo như sách chép thì mỗi người chỉ cần 1h trồng trọt là con người đủ sống; cớ sao trong thế giới hiện đại, con người làm việc quần quật hơn 10h mỗi ngày mà vẫn mãi thiếu thốn? Loài chuột chũi chỉ mất 1 đêm để làm tổ, tại sao con người vất vả cả đời mới có một ngôi nhà?

Tất cả quy về một chứ "ĐỦ".
Vậy khi đã có ĐỦ, đã có được hạnh phúc, như những bậc chân sư sống ngàn năm thì ta còn gì để làm? --> Hãy giúp người khác có được hạnh phúc.

Đó là những gì mình lĩnh hội sau khi đọc cuốn sách mở đầu cho loạt sách "Hành trình về phương Đông". Chắc chắn mình sẽ dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về thế giới của chúng ta và về chính bản thân mình. Và làm việc là một phần quan trọng trong quá trình tìm hiểu đó...


---V---

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao lại chụp ảnh theo bố cục 1/3 ?

[sapui5] Best Practice in sapui5 development

Implement Search field with case-INSENSITIVE by SAP UI5